Bình Luận

Bài viết này nghiên cứu mô hình cạnh tranh không hoàn hảo ở hai quốc gia, hai công ty nhằm chứng minh rằng chính sách chống độc quyền có thể là phản cạnh tranh cả trong nước và quốc tế. Chống bán phá giá có tác động thúc đẩy cạnh tranh tại thị trường nước ngoài. Tại thị trường nội địa, chống bán phá giá cản trở cạnh tranh trong một khuôn khổ nhất định tuy nhiên lại thúc đẩy cạnh tranh trong một trò chơi lặp đi lặp lại. Tác động cản trở cạnh tranh của chống bán phá giá đươc thể hiện tăng cường bởi chính sách chống độc quyền trong nước. Nếu chính sách chống độc quyền kết hợp cùng chính sách thương mại, phúc lợi sẽ mang tính nhạy cảm đối với chống độc quyền hơn là chống bán phá giá. Vì thế, chống bán phá giá và chống độc quyền là hai chính sách thay thế không hoàn hảo.

Các quy định thương mại Hoa Kỳ xuất phát từ các hiệp định thương mại quốc tế, bao gồm Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), các hiệp định khác của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và các hiệp định đa phương và khu vực bổ sung cũng như pháp luật trong nước nhằm thực thi những hiệp định này hoặc thực hiện các mục tiêu của chính sách thương mại Hoa Kỳ. Báo cáo đưa ra cái nhìn tổng quát về các nguồn trích dẫn của các điều kiện thương mại Hoa Kỳ, tập trung vào một số hiệp định, quy định nhất định, và các đạo luật liên quan nhiều nhất tới các chính sách và lợi ích thương mại của Hoa Kỳ.

Chống bán phá giá là trọng tâm của chính sách thương mại của EU. Việc sử dụng được biện minh là nhằm mục đích xóa bỏ phá giá bất lợi của các công ty nước ngoài và tái thiết lập các điều kiện thương mại “công bằng”. Việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu, gây ra các lo ngại về nguy cơ lạm dụng chủ nghĩa bảo hộ như các công cụ phòng vệ thương mại. Hầu hết các nhà kinh tế học đồng ý rằng chống bán phá giá có rất ít tác dụng tới thương mại “không công bằng”. Nhìn chung, các nghi ngại tăng cao về việc các ngành công nghiệp nội địa coi chống bán phá giá là một hình thức bảo hộ, và rằng luật pháp chống bán phá giá hiện tại của EU ủng hộ cho những nỗ lực đó. Bài báo này đưa ra một cái nhìn toàn diện về quá trình 10 năm sử dụng của luật chống bán phá giá tại EU. Bài phân tích sử dụng thông tin của 287 trường hợp chống bán phá giá khởi xướng từ năm 1998 tới 31 tháng 12 năm 2008.

Trong quý III năm 2009, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các quốc gia thành viên đã khởi xướng 37 vụ điều tra chống bán phá giá mới, cao hơn khoảng 68% so với 22 trường hợp của quý trước, và xấp xỉ 43% cao hơn trung bình số các vụ điều tra mới từ quý I năm 2008. Việc tăng cường sử dụng luật chống bán phá giá trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu được coi là dấu hiệu của chủ nghĩa bảo hộ, và một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại là Trung Quốc.

Trong bài viết này, chúng tôi phân tích liệu thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ trong nông nghiệp có hiệu quả trong việc hạn chế thương mại hay không. Đặc biệt, áp đặt thuế chống bán phá giá sẽ hạn chế nhập khẩu một số hàng hóa nhất định, hay liệu có sự chuyển hướng nguồn cung hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia liên quan trong vụ kiện chống bán phá giá sang các quốc gia không liên quan trong vụ kiện?

Vấn đề khúc mắc hiện nay ở vòng đàm phán đa phương Doha của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thể hiện qua sự gia tăng của các hiệp định thương mại song phương và đa phương chấp thuận các đối xử ưu đãi với từng đối tác thương mại riêng rẽ (thường được hiểu là hiệp định ưu đãi, khu vực hay hiệp định thương mại tự do (RTA)), cũng như việc duy trì áp dụng những biện pháp gọi là “khắc phục thương mại” (chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ, với mục tiêu danh nghĩa là nhằm chống lại gian lận thương mại hay sự gia tăng ồ ạt hàng hóa nhập khẩu) như là một công cụ để bảo hộ nền công nghiệp nội địa. Tất cả những sự gia tăng này, đe dọa làm suy yếu những mục tiêu cơ bản của WTO, bao gồm nâng cao phúc lợi toàn cầu thông qua tự do hóa thương mại, trong khi xem xét tới những nhu cầu và mục tiêu cụ thể của từng thành viên WTO.

Ngày 23 tháng 01 năm 2007, cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thông qua phán quyết của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm về vấn đề có lẽ là cuối cùng trong chuỗi danh sách dài các vụ tranh châp liên quan tới biện pháp gọi là “quy về không” trong thủ tục chống bán phá giá áp dụng bởi các thành viên WTO: Hoa Kỳ- Quy về không (Nhật Bản). Đây là một trong bốn tranh chấp liên quan tới quy về không, thông qua bởi DSB năm ngoái. Mặc dù quy về không có lẽ là một trong số những khía cạnh rắc rối nhất trong lĩnh vực kỹ thuật của luật chống bán phá giá (mà có thể giải thích thông qua sự khan hiếm các bình luận học thuật về nó), Hoa Kỳ - Quy về không (Nhật Bản) và những nghiên cứu cẩn thận trước đó tác động to lớn trong thực tiễn áp dụng chống bán phá giá của các thành viên và đưa ra những hàm ý cho ý nghĩa của các quy định trong Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 1994 của WTO (Hiệp định chống bán phá giá) và cho các đàm phán tiếp theo để thay đổi những quy định này.

Trong suốt hai thập niên gần đây, tại Liên minh Châu Âu (EU) số lượng những nhà sản xuất thực hiện gia công một phần sản phẩm tại các quốc gia có thu nhập thấp đang gia tăng nhanh chóng. Cũng trong thời gian này, có không ít các doanh nghiệp tiếp tục duy trì chu trình sản xuất (gần như) toàn bộ sản phẩm trong EU.

8 9 10 11 12 13 14 15 16